Tiếp theo loạt bài chia sẻ về lỗi phát âm tiếng Việt mà người nước ngoài thường gặp thì ở bài này iVina xin chỉ ra một số lỗi phát âm âm cuối mà người nước ngoài thường gặp khi học tiếng Việt.

Bài 1: “Những lỗi phát âm phụ âm đầu thường gặp của người nước ngoài học tiếng Việt”

Bài 2: “Những lỗi phát âm nguyên âm thường gặp của người nước ngoài học tiếng Việt”

1. Không phân biệt âm đầu và âm cuối

Các học viên nước ngoài, trừ học viên người Hoa, đều phát âm không chính xác âm cuối. Ở các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, … không phân biệt về cách phát âm phụ âm đầu và phụ âm cuối, tức không phân biệt vị trí các âm vị. Cho nên ở các ngôn ngữ này thường có cách đọc nối âm tiết. Nghĩa là ranh giới âm tiết không rõ ràng.

Nhưng ở tiếng Việt, trong cấu trúc âm tiết, các thành tố phân biệt nhau rất rõ về vị trí, chức năng và cấu tạo. Cụ thể, muốn phát âm âm đầu ta phải trải qua ba giai đoạn phát âm:

a/ Các bộ phận cấu âm tiến vào vị trí phát âm; đó là giai đoạn tiến;

b/ Các bộ phận cấu âm giữ nguyên vị trí cấu âm; đó là giai đoạn trì;

c/ Cơ của bộ phận cấu âm chùng xuống mở đường cho hơi thoát ra; đó la giai đoạn buông hay thoát rơi ra.

Còn âm cuối chỉ trải qua hai giai đoạn phát âm, thiếu giai đoạn thứ ba. Chính vì thế âm tiết tiếng Việt có ranh giới rất dứt khoát, rất rõ ràng. Đặc điểm khác nhau về cấu trúc âm tiết  giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ nêu trên đã làm cho các học viên nước ngoài luôn luôn phát âm các âm cuối tiếng Việt có đầy đủ ba giai đoạn.

Ví dụ: đêm ⇒ đêm m, tan ⇒ tan n

Cũng chính vì họ phát âm không chính xác âm cuối, nên hệ quả kéo theo là họ phát âm không chính xác cả các đường nét và âm vực thanh điệu.

2.  Không phân biệt biến thể của phụ âm và nguyên âm

Cách phát âm hai phụ âm cuối /-k//-ŋ/ trong các vần: -ung, -uc; -ông, –ôc; -ong, -oc. Hai phụ âm cuối trong các vần này đều có biến thể môi-mạc hóa (phụ âm hai tiêu điểm: môi và mạc, tức ngạc mềm), được ký âm: [-kp] , [-ŋm]. Nhưng học viên, kể cả người Hoa, đều phát âm thành biến thể tròn môi [-ko] , [-ŋo]. Còn nguyên âm trong các vần này có biến thể rút ngăn và bớt tròn môi, nhưng chúng đều được các học viên nước ngoài phát âm thành những nguyên âm tròn môi ở dạng tiêu thể.

Các vần nêu trên cũng thường bị lẫn với các vần: -um, -up; -ôm, -ôp; -om, -op. Cụ thể:

  • -ung lẫn với -um
  • -uc   lẫn với -up
  • -ông lẫn với -ôm
  • -ôc   lẫn với -ôp
  • -ong lẫn với -om
  • -oc   lẫn với -op

Nguồn tham khảo: “Cách dạy phát âm tiếng Việt cho học viên nước ngoài” – NXB ĐH SP TPHCM – PGS. TS Nguyễn Thị Hai

Trả lời

Call Me!
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon