Các phương pháp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài mới điều nhấn mạnh vào một điểm : lấy học viên làm trung tâm. Nhưng học viên không phải là một khái niệm chung chung và trừu tượng .

Trong lớp học , muốn có hiệu quả cao nhất, học sinh phải được đối xử như những cá nhân cụ thể với những khả năng , nhu cầu và sở thích rất cụ thể. Điều này đúng với tất cả mọi môn học, nhưng đặc biệt đúng với dạy tiếng Việt. Lý do là tiếng Việt có những đặc trưng rất riêng, gắn liền với những yếu tố nằm ngoài môn học. Hoàn cảnh gia đình và điều kiện xã hội, chẳng hạn, không ảnh hưởng gì mấy đến khả năng học toán hay khoa học của học viên nhưng lại tác động mạnh mẽ đến việc học ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ thứ hai.

Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Việt của học viên người nước ngoài , những yếu tố sau đây được xem là quan trọng và cần được chú ý nhất :

Kinh nghiệm ngôn ngữ

Với những người nước ngoài từng có kinh nghiệm học một ngoại ngữ, việc học thêm tiếng Việt sẽ thuận lợi hơn. Những người từng đi du lịch hoặc làm làm việc ở Việt Nam một thời gian cũng như những người có quan hệ gần gũi với người Việt Nam thường có nhiều lợi thế và thường học nhanh hơn những người chưa từng có kinh nghiệm gì về tiếng Việt.

Động cơ

Đây là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến việc học tiếng Việt tốt không. Không có động cơ mạnh, người học tiếng Việt dễ mất khả năng tập trung cũng như sự kiên nhẫn . Động cơ được hình thành từ bốn yếu tố nội tại , liên quan đến thái độ (attitudinal factors) : sở thích, sự thích hợp , sự kỳ vọng và kết quả; và ba yếu tố ngoại tại, liên quan đến cách hành xử ( behavioral factors) : sự tâm huyết, kiên trì và siêng năng. Xin lưu ý giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài có thể ảnh hưởng đến động cơ của học viên bằng nhiều cách khác nhau như giải thích, động viên và nhắc nhở.

Cách học: Mỗi học viên người nước ngoài có thể có những khuynh hướng học tập khác nhau . Có thể chia làm bốn nhóm :

Những người thích cụ thể ( concrete learner) : thích học qua cách làm bài tập, xem phim, chơi game, làm việc theo cặp hoặc theo nhóm.

Những người thích phân tích ( analytical learner ) : Thích học ngữ pháp, phân tích từ nguyên và hình thái học ( morphology) của từ, đọc sách báo.

Những người thích giao thiệp ( communicative learner ) : Thích học bằng cách quan sát, lắng nghe và chuyện trò, tham gia vào các sinh hoạt có nhiều người bản ngữ và thích đi du lịch đến quốc gia nơi có thứ tiếng mình đang học.

Những người thích được hướng dẫn ( authority-oriented learner) : Thích nghe giáo viên hướng dẫn, ghi chép và học thuộc những gì được dạy trong lớp.

Phương pháp dạy tiếng việt cho người nước ngoài - iVina Edu

Chiến lược giảng dạy

Với mỗi loại học viên , giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cần có những chiến lược giảng dạy và giúp đỡ khác nhau. Cá tính : Mỗi học viên người nước ngoài có mỗi cá tính khác nhau . Những cá tính ấy có thể ảnh hưởng đến việc học tiếng Việt.

Ví dụ , những người nói nhiều , mạnh dạn, thích giao tiếp làm bạn với người khác học tiếng Việt nhanh hơn những học viên ít nói thiên về nội tâm. Những người có khiếu về thính giác ( ear-based learner ) dễ phát triển khả năng nói ; những người có khiếu về thị giác ( eye- based learner ) thường dễ phát triển khả năng nhớ mặt chữ, do đó, cũng dễ phát triển khả năng đọc ; những người thích phân tích dễ phát triển kiến thức về từ pháp và ngữ pháp; những người có trí nhớ tốt dễ học về từ vựng ,…

Yếu tố ảnh hưởng đến người nước ngoài học tiếng Việt

Một số yếu tố khác có thể có ảnh hưởng đến việc người nước ngoài học tiếng Việt, như :

Giới tính và tuổi tác

Về giới tính: Nữ thường có khuynh hướng sử dụng nhiều chiến lược học tập hơn nam giới, thích vận dụng việc học tiếng Việt cho các mục tiêu xã hội, trong khi nam giới thường tập trung vào một chiến lược ( có người thích đọc, có người thích nói, … ) và thích sử dụng tiếng Việt cho mục tiêu khác ( như học tập, làm ăn, nghiên cứu, … )

Về tuổi tác: Nói chung, những người trẻ tuổi thường bắt chước cách phát âm giỏi , do đó, mạnh về khả năng nghe và nói ; những người lớn tuổi thường mạnh về phân tích , do đó, dễ có ưu thế về đọc và viết. Những người lớn tuổi thường phát triển nhanh giai đoạn đầu, nhưng đến một mức nào đó thì chậm lại, trong khi với giới trẻ, con đường phát triển khá liên tục

Tất cả những khác biệt trên cần được giáo viên quan tâm. Ví dụ trước khi đặt câu hỏi cho học viên trả lời, bao giờ cũng nên lưu ý đến những khác biệt của từng học viên. Đừng hỏi một học viên giỏi những câu quá dễ ; ngược lại, đừng hỏi một học viên kém và một câu hỏi quá khó. Học viên nào cũng cần được khuyến khích nhưng mức độ và sự tinh tế khác nhau.

Mục tiêu chính của người nước ngoài học tiếng Việt là giao tiếp

Có khi học viên nhắm đến việc giao tiếp gián tiếp ( đọc và viết) hoặc học để giao tiếp trực tiếp ( nghe và nói ) ; và có khi là nhắm đến cả hai. Học để giao tiếp trực tiếp là cách học hoàn toàn có tính chất thực dụng : chỉ cần tập trung phát triển khả năng nghe và nói. Tuy nhiên nếu phải lựa chọn thì ưu tiên phải được dành cho loại giao tiếp trực tiếp với hai kỹ năng nghe và nói.

Việc giảng dạy nhắm vào mục tiêu giao tiếp có bốn tác dụng chính :

Đáp ứng được yêu cầu lớn nhất và quan trọng nhất của học viên khi chọn học tiếng Việt.

Nâng cao động cơ học tập của học viên vì nó đáp ứng được nhu cầu của họ

Giúp việc học tiếng Việt của người nước ngoài tiến hành một cách tự nhiên.

Tạo bối cảnh hỗ trợ cho việc học : học sinh có cơ hội thực hành ngay ngôn ngữ mình đang học bằng cách tiếp xúc và sử dụng tiếng Việt ngay

Để đạt được mục tiêu và các tác dụng ấy, có mấy nguyên tắc chính : 

Tiếng Việt được sử dụng càng nhiều càng tốt

Tiếng Việt nên tự nhiên, càng gần gũi với đời sống thường ngày bao nhiêu càng tốt

Các bài tập cũng như các cuộc thảo luận trong lớp nên tập trung vào ý nghĩa hơn là hình thức

Phương pháp chức năng ( functional approach) cần được sử dụng rộng rãi ( ví dụ , sử dụng ngôn ngữ để mời, xin lỗi, chào hỏi, tự giới thiệu, hỏi ý kiến của nhau, …)

Học viên cần được yêu cầu làm thật nhiều bài tập cũng như cơ hội phát thảo luận. Khi học viên tập nói hay phát biểu , giáo viên cần hạn chế tối đa mọi sự can thiệp hay ngắt lời ( nếu học viên có gì sai, chờ sửa sau; không nên làm họ mất tự tin hay cụt hứng ) .

Chọn các đề tài gần gũi với đời sống và sở thích của học viên

Biết cách khuyến khích học viên phát biểu thảo luận.

Liên quan đến giao tiếp có hai vấn đề cần được nhấn mạnh là :

Thứ nhất, giao tiếp có nhiều cấp độ khác nhau : nghe, nói, đọc và viết mà trung tâm là ý thức về văn hóa. Không thể phát triển khả năng giao tiếp hoàn hảo mà thiếu một trong năm yếu tố này.
Thứ hai, giao tiếp có nhiều hình thức khác nhau , từ văn bản nói đến. Nói , có hai hình thức chính : Nghi thức ( formal) và thân mật ( informal ) ( kể cả với một, hai người hay với đám đông ) . Viết, cũng có hai hình thức : văn chương và phi-văn chương. Văn chương là một tác phẩm nào đó, từ thơ đến truyện, phê bình và nghiên cứu. Phi-văn chương là bất cứ văn bản nào đó chúng ta thường gặp trong đời sống hàng , từ một tờ thực đơn nhà hàng đến một tờ quảng cáo, một tin nhắn, một bức thư,một bài báo, ….
Dạy giao tiếp, giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cần quan tâm đến tất cả các cấp độ và hình thức ấy.

Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài : đừng ngại lặp lại

Học tiếng Việt không những là học một số kiến thức mới mà còn là tập luyện một số kỹ năng , hơn nữa, một thói quen mới : thói quen suy nghĩ và giao tiếp bằng ngôn ngữ mới. Nói đến kỹ năng hay thói quen là nói đến hai việc chính : Bắt chước và lặp lại .

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên trong các giờ dạy tiếng Việt cho người nước ngoài là tạo cơ hội để học viên có thể lặp đi lặp lại những gì họ đã học .

Việc lặp đi lặp lại ấy được thực hiện bằng ba cách :

  1. Thiết kế chương trình . Một chương trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài tối ưu phải được thiết kế theo hình xoắn ốc ( spiral approach ) , ở đó, bài học sau phải là một sự phát triển của các bài học trước. Khái niệm phát triển bao giờ cũng bao gồm hai khía cạnh chính : lặp lại và thêm một số yếu tố mới .
    Việc lặp lại diễn ra ở nhiều lĩnh vực : ngữ âm, từ vựng và cấu trúc câu. Những yếu tố được xem là mới trong bài học này cũng sẽ được lặp lại ở các bài học kế tiếp. Như vậy, ở mỗi bài, học viên người nước ngoài bao giờ cũng có dịp ôn lại những gì đã học rồi.
  2. Trong mỗi giờ học, các bài đọc cũng nên được thiết kế theo lối lặp lại . Ví dụ, trong các lớp tiếng Việt sơ cấp mỗi bài học bao gồm một hoặc một số bài đối thoại ( conversation) và một bài tự sự (narration ) . Đặc biệt là bài tự sự bao giờ cũng sử dụng lại phần lớn các từ vựng đã học trong các bài đối thoại , qua đó, học viên sẽ ôn lại các từ mà họ đã biết dưới những hình thức diễn ngôn mới , từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ viết.
  3. Trong trường hợp giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài không thể thay đổi được chương trình của khóa học cũng như các bài học trong từng buổi thì họ cũng có thể tạo cơ hội cho học viên ôn tập thường xuyên bằng cách, ở đầu mỗi buổi học , nên dành ra ít phút để chuyện trò với học viên về những mẫu câu căn bản nhất.

Ví dụ :

Hôm nay thứ mấy ?

Hôm nay ngày mấy, tháng mấy , năm mấy ?

Hôm nay anh/chị đi học bằng gì ?

Từ nhà anh/chị đến trường bao lâu?

Bây giờ là mấy giờ rồi ?

Anh/chị ăn sáng chưa ?

Tối nay anh/chị dự định ăn gì ?

Học viên người nước ngoài cần được phản hồi

Phản hồi ( feedback) bao gồm những nhận xét và đánh giá của giáo viên dạy tiếng Việt đối với các bài làm và bài tập của học viên. Đó là một phần quan trọng trong nội dung dạy tiếng Việt và là một trong những nhiệm vụ chính của giáo viên.

Phản hồi có thể được chia thành hai loại chính :

Một, phản hồi tích cực nhằm khẳng định những cái đúng và sự tiến bộ của học viên để biểu dương hoặc khuyến khích .

Hai, phản hồi tiêu cực ( negative feedback ) hoặc còn gọi là sửa lỗi ( error corrective feedback ) nhằm chỉ ra những lỗi sai và sửa các lỗi sai ấy.

Hai loại phản hồi ấy có thể thực hiện theo nhiều mức đọ khác nhau. Một, cách nhẹ nhàng, bằng cách gật đầu hay cười khi học sinh nói đúng hoặc hay ; lắc đầu nhẹ khi họ sai hoặc làm điều gì không phải.; nhắc lại chữ mà học viên phát âm sai mà không cần giải thích ( recast ) .Hai , một cách chi tiết hoặc bằng lời nói ( khi khen hay sửa lỗi học viên) hoặc bằng văn viết ( sau mỗi bài làm, bài tập hay luận văn của học viên ) .

Dù dưới hình thức hay mức độ nào thì phản hồi , nói chung , cũng có năm chức năng chính là giúp học viên :

  1. Nhận ra lỗi sai để sửa
  2. Nhận ra mặt yếu của họ để cố gắng khắc phục
  3. Nhận ra mặt mạnh của họ để tiếp tục phát huy
  4. Biết được họ đang ở đâu so với mục tiêu được đề ra cho khóa học.
  5. Nhận thức về những tiến bộ mà họ đã đạt được

Khi phản hồi các bài tập và bài làm của học viên , giáo viên cần chú ý :

  1. Mọi nhận xét và đánh giá phải dựa trên yêu cầu của bài tập, bài làm cụ thể và mục tiêu chung của khóa học.
  2. Phản hồi phải căn cứ trên bài làm hay bài hay bài tập . Tuyệt đối không nhắm vào cá nhân học viên ( ví dụ : “ Em lười lắm “ hay “Em cẩu thả quá “ ,…)
  3. Luôn luôn tích cực và xây dựng. Cần chú ý, trước hết, đến việc phát triển và ưu điểm và sự tiến bộ của học viên người nước ngoài.
  4. Khi chỉ ra các lỗi sai và điểm yếu của học viên , cần có tinh thần xây dựng : cùng lúc chỉ cho họ thấy cách sửa và thay đổi.
  5. Tuyệt đối không làm cho học sinh mất tự tin hay mất động cơ học tập.
Call Me!
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon